YMCONLINE.COM – Về kết quả của kì thi THPTQG 2018, sau khi cập nhật danh sách chấm thẩm định của Sở GDĐT Hòa Bình, trường Đại học Ngoại Thương phát hiện có 3 thí sinh được sửa điểm, trong đó có 2 thí sinh không đủ điểm thật để đỗ vào trường đã được thông báo trực tiếp và bị buộc thôi học. Ngay sau khi thông tin này được đăng tải trên các kênh truyền thông, FTUers nghĩ gì?
Gian lận trong kì thi THPTQG – Sự dối lừa chấn động cả đất nước
Ngày 17/7/2018, buổi họp báo được tổ chức lúc 1h đêm của ông Mai Văn Trinh – Cục trưởng Cục khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục Bộ Giáo dục và Đào tạo đã nổ ra phát súng đầu tiên cho quá trình phơi bày sự thật về vấn đề gian lận trong kì thi THPTQG 2018. Theo đó, Hà Giang là tỉnh đầu tiên trên cả nước phát hiện ra sai phạm. Cụ thể có tới 114 thí sinh được sửa bài thi, số điểm chênh lệch lớn nhất lên đến 29,95 điểm. Tiếp theo sau, sai phạm ở Sơn La cũng được phơi bày. Sở GDĐT Hòa Bình thì phát hiện ra 64 thí sinh sai phạm… Và còn rất nhiều những Sở GDĐT khác, im lặng nhưng không có nghĩa là minh bạch?

Cho đến tháng 3 năm 2019, khi quá trình chấm thẩm định kết thúc thì việc công khai hay không danh tính của thí sinh sai phạm trở thành một bài toán khó giải. Tuy nhiên, Hòa Bình đã đi đầu trên con đường trả lại công bằng cho các thí sinh khác. Tỉnh này đã cập nhật danh sách điểm thật của 64 thí sinh và gửi về các trường đại học. Không chỉ những trường Công an, Quân đội, Đại học Y, mà ở đại học Ngoại thương cũng có những thí sinh sai phạm. 3 người được nâng điểm và có tới 2 người không đủ điểm chuẩn, bị thôi học là điều đương nhiên.
Vậy, FTUers nghĩ gì?
Có rất nhiều những ý kiến trái chiều về việc này. Phải kể đến trước tiên là những lo lắng của dân kinh tế về “học phí”:



Hay đơn giản chỉ xem là một “drama” dùng để “hít hà” và giải trí:





Tuy nhiên, cũng không ít những ý kiến trái chiều, “giận thì giận, mà thương càng thương”:


Gắn bó đã gần 1 năm, các bạn cũng đều đã là 1 FTUer:


Và cũng không ít những tranh cãi:


Cùng những phẫn nộ về các Sở GDĐT sai phạm khác:


Trước những ý kiến trái chiều nổ ra, việc công khai danh tính có phải một điều nên làm? Có thể có nhiều hệ lụy, nhưng sai thì phải nhận hậu quả.. Sai phạm chấn động trong kì thi THPTQG lần này sẽ là một vết nhơ không thể xóa nhòa trong ngành Giáo dục. Song chúng ta hi vọng đây sẽ là một bài học đắt giá cho những nhà cầm quyền, góp phần mang lại công bằng cho toàn xã hội nói chung và học sinh sinh viên nói chung.
Nhật Lệ