“Là sinh viên Ngoại thương thì phải giỏi tiếng Anh!”?

YMCONLINE.COM – Nghe người ta nói, không giỏi tiếng Anh thì đừng bước chân vào cổng trường Ngoại thương làm gì. Mà em thì chẳng giỏi tiếng Anh. Giờ sao?

“Sinh viên Ngoại thương mà không giỏi tiếng Anh!”

“Không giỏi tiếng Anh thì đừng chọn Ngoại thương nhé!”

“Mang tiếng là sinh viên Ngoại thương mà không giỏi tiếng Anh.”

“Không giỏi tiếng Anh không theo kịp các bạn khi học ở Ngoại thương đâu!”

...phải giỏi tiếng Anh?
…phải giỏi tiếng Anh?

Đó là điều em chắc chắn sẽ nghe thấy khi có ý định chọn học tập tại Havard Chùa Láng. Và sẽ nghe thấy thường xuyên hơn rất nhiều khi em đã chính thức trở thành một sinh viên Ngoại thương. Dưới rất nhiều góc độ của những cuộc va chạm em gặp trên con đường lập nghiệp từ cái danh sinh viên Ngoại thương, em được bảo rằng em phải giỏi tiếng Anh, hoặc em được… hiểu nhầm rằng em rất giỏi tiếng Anh.

Em đâu có giỏi tiếng Anh.
Em đâu có giỏi tiếng Anh.

Nhưng em không hề giỏi tiếng Anh như thế! Em học khối A. Em chỉ học đủ để qua bài thi Đại học. Em không chú trọng tiếng Anh từ đầu. Giao tiếp của em không tốt, ngữ âm của em thuần Việt quá.

“Em sợ em không thuộc về FTU!”

Nhưng em ơi, đừng sợ, để tôi kể cho em…

Một vài sự thật…

Ngoại thương hàng năm vẫn tuyển một lượng lớn các thí sinh khối A (Toán – Lý – Hóa) mà không có một điều kiện tiếng Anh nào kèm theo. Ngoại trừ việc em cần qua điểm liệt là 1.

FTU tuyển rất nhiều sinh viên khối A.
FTU tuyển rất nhiều sinh viên khối A.

Nếu em có nghe đâu đó câu ràng buộc “Ngoại thương là phải giỏi tiếng Anh” thì hẳn câu nói đó không xuất phát từ một sinh viên Ngoại thương chính hiệu. Sinh viên FTU sẽ không cười nhạo em khi em không giỏi tiếng Anh như đa số. Thậm chí việc em có giỏi tiếng Anh hay không, mọi người cơ bản là không quan tâm. FTUers luôn bận rộn với cuộc sống cá nhân của họ.

FTUers luộn bận rộn với cuộc sống cá nhân của họ.
FTUers luộn bận rộn với cuộc sống cá nhân của họ.

Không thể phủ nhận, phần lớn sinh viên Ngoại thương là những người nắm trong tay khá chắc một ngoại ngữ thứ hai. Không chỉ riêng tiếng Anh, Ngoại thương mở rộng cánh cửa cho rất nhiều ngoại ngữ khác như Nhật, Hàn, Trung, Nga, Pháp… Và tất nhiên, nếu em chỉ điêu luyện mỗi tiếng mẹ đẻ thì FTU cũng chẳng đá đít em ra khỏi cổng trường.

Giỏi ngoại ngữ là một lợi thế.
Giỏi ngoại ngữ là một lợi thế.

Trở thành một FTUer, việc giỏi tiếng Anh không đánh giá em có khả năng hay không, em xuất sắc hay kém cỏi.

Như vậy thì, em không nhất thiết phải giỏi tiếng Anh ở FTU hay ở FTU, việc học tiếng Anh không quan trọng lắm?

Không em ơi, để tôi sửa lại câu chủ đề một chút…

Sinh viên Ngoại thương NÊN giỏi tiếng Anh!

Tiếng Anh ở thì hiện tại đang là ngôn ngữ quốc tế, chúng ta đều không có cách nào phủ nhận điều này. Không chỉ riêng sinh viên Ngoại thương, giới trẻ ngày nay đều đổ xô đi học tiếng Anh để thuận lợi cho việc bước chân vào kỷ nguyên mà toàn cầu hóa lên ngôi, biên giới quốc gia nhạt dần.

Đại học NGOẠI thương!
Đại học NGOẠI thương!

Thêm vào đó, không vô duyên vô cớ mà trong tên trường có một chữ “Ngoại” nằm giữa, tròn vành rõ nét.

Ở Ngoại thương, em nên giỏi ít nhất hai thứ tiếng. Trong câu nói “không giỏi tiếng Anh, không theo kịp các bạn ở Ngoại thương”, chữ “theo kịp” ở đây nên được dành ra cho 4 năm sau, khi các FTuers sải cánh ra khỏi cánh cổng trường Đại học.

Ở FTU, em NÊN giỏi tiếng
Ở FTU, em NÊN giỏi tiếng.

Em có quyền lựa chọn, giỏi tiếng Anh hay không. Nhưng một lời khuyên chân thành: Em NÊN giỏi. Nếu xuất phát điểm của em kém hơn các bạn, thì hãy trau dồi dần dần. Thời gian không hề thiếu. Chưa kể FTU trao cho em hẳn 7 học phần tiếng Anh để làm điều kiện đầu ra.

Hãy tự tin trở thành một FTUer và tự hào về điều đó. Sau 12 năm nỗ lực mài đèn sách để đạt được số điểm giúp em trở thành sinh viên Havard Chùa Láng, không thể vì tiếng Anh mà em phải bớt đi chút tự hào.

Chào mừng các em đến với Đại học Ngoại thương. Hãy nhớ rằng: “Vào FTU, em nên giỏi tiếng Anh!”.

Minh Tâm

Nguồn ảnh: Internet

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.