Talkshow “Nếu không quyết chí, thì đừng ra khơi!”: Vươn ra biển lớn cùng “cá mập”

talkshow nếu không quyết chí thì đừng ra khơi

YMCONLINE.COM – Với sự tham gia của “cá mập” Shark Dzung Nguyễn, talkshow “Nếu không quyết chí, thì đừng ra khơi” ngày 12/12 đã thu hút sự quan tâm và tham dự của hàng trăm bạn sinh viên. Diễn ra trong không khí ấm áp tại Hội trường D201 Đại học Ngoại thương, talkshow là những chia sẻ, trao đổi trực tiếp của các diễn giả nổi tiếng từng là cựu FTUer về các lĩnh vực khởi nghiệp, tư vấn chiến lược Marketing và Digital Marketing.

Nếu không quyết chí, thì đừng ra khơi!

Talkshow được tổ chức bởi Viện Kinh tế & Kinh doanh quốc tế trường Đại học Ngoại thương và Tập đoàn Phú Thái. Diễn giả của buổi talkshow đều là những cựu FTUer với profile cực “khủng” trong lĩnh vực khởi nghiệp, tư vấn chiến lược Marketing và Digital Marketing. Shark Dzung Nguyễn – anh Nguyễn Mạnh Dũng, “cá mập” sắc sảo của Shark Tank Việt Nam, là nhà đầu tư nhạy bén với kinh nghiệm dẫn dắt gần 30 start-up tới thành công như Foody, Tiki, NhacCuaTui,… Hiện anh đang là Giám đốc Quỹ đầu tư Cyber Agent Việt Nam & Thái Lan. Anh Đoàn Đức Thuận – Chuyên gia Chiến lược Marketing đã đặt chân tới 35 nước trên thế giới và hiện đang giữ chức Phó Tổng Giám đốc phụ trách Chiến lược và Marketing Công ty Cổ phần thời trang Kowil thuộc Tập đoàn Phú Thái. Theo chia sẻ, cả 2 anh đều là K37 FTU Hà Nội.Tham gia buổi tọa đàm còn có chị Annie Nguyễn Trâm Anh, K42 FTU2 cơ sở TP.Hồ Chí Minh. Chị Trâm Anh được mệnh danh là “Nữ chiến binh” Digital Marketing giàu kinh nghiệm, nắm giữ các vị trí quan trọng tại các công ty quốc tế như Salesforce, Google, Expedia,…

Các vị diễn giả chụp ảnh cùng đại diện nhà trường và Tập đoàn Phú Thái.
Các vị diễn giả chụp ảnh cùng đại diện nhà trường và Tập đoàn Phú Thái.

Mở đầu tọa đàm, thầy Hiệu trưởng PGS, TS Bùi Anh Tuấn đã chia sẻ về định hướng của trường trong hoạt động khởi nghiệp sáng tạo của sinh viên. Với FTU, nhà trường không chỉ ủng hộ các hoạt động khởi nghiệp mà còn muốn đi sâu vào ươm tạo và phát triển các dự án khởi nghiệp của sinh viên. Con tàu FTU muốn ra khơi, vươn ra biển lớn thì chúng ta phải dám khác biệt và dẫn đầu. Khác biệt thì dễ nhưng để dẫn đầu thì đây là bài toán đặt ra cho cả thầy và trò của FTU nếu thực sự quyết chí thực hiện dự án.

Thầy hiệu trưởng PGS, TS Bùi Anh Tuấn phát biểu về định hướng phát triển dự án khởi nghiệp sáng tạo của sinh viên.
Thầy hiệu trưởng PGS, TS Bùi Anh Tuấn phát biểu về định hướng phát triển dự án khởi nghiệp sáng tạo của sinh viên.

Tiếp nối buổi talkshow là phần chia sẻ, trò chuyện của 3 diễn giả về câu chuyện của chính mình và những lời khuyên cho các bạn sinh viên như những người đi trước. Khi kể về quãng thời gian 20 năm lập nghiệp, anh Thuận Đoàn khẳng định: “Ở đây tôi không chắc chắn thành công hơn mọi người nhưng tôi chắc chắn một việc là không ai thất bại nhiều hơn ba chúng tôi”. Từ ghế nhà trường ra đến công việc, thất bại là điều không thể tránh khỏi, quan trọng là cách chúng ta vượt qua nó và tiến về phía trước.

Các diễn giả thoải mái chia sẻ về các thành công và thất bại đã trải qua.
Các diễn giả thoải mái chia sẻ về các thành công và thất bại đã trải qua.

Còn với “cá mập” Dzung Nguyễn, khi được hỏi “Công việc hiện tại có phải lựa chọn định hướng hay không”, anh hóm hỉnh chia sẻ: “Nếu nói công việc này là do mình chọn hay công ty chọn thì nó vô tình lắm, là một sự bất đắc dĩ. Mình trở thành Giám đốc của quỹ đơn giản vì mình bị bỏ rơi, anh người Nhật phụ trách cùng đã rời bỏ quỹ và tự đi khỏi nghiệp.” Tuy nhiên để có được công việc hiện tại, anh Nguyễn Mạnh Dũng không hoàn toàn dựa vào may mắn. Khi được đỗ “vớt” vào trường Đại học Ngoại thương, anh đã lựa chọn học tiếng Nhật thay vì tiếng Trung. Bởi theo anh,quá nhiều người có thể làm những việc giống nhau thì rõ ràng mình không có lợi thế và chọn học tiếng nhật là cách anh tạo lợi thế cho chính mình. Anh cũng khuyên các bạn sinh viên nếu đã theo đuổi điều gì hãy theo đuổi đến cùng. Vì quyết tâm theo đuổi thành thạo tiếng Nhật, anh đã từ bỏ công việc Trưởng phòng xuất nhập khẩu, làm phiên dịch, tour guide và rất nhiều công việc khác để tích góp tiền du học Nhật tự túc. Chính sự quyết tâm theo đuổi tiếng Nhật đến cùng đã cho anh cơ duyên đến với Quỹ đầu tư Nhật Bản và có được công việc như bây giờ.

Shark Dzung trở thành phiên dịch tiếng Nhật "bất đắc dĩ".
Shark Dzung trở thành phiên dịch tiếng Nhật “bất đắc dĩ”.

Chia sẻ tại talkshow, chị Trâm Anh cũng đồng quan điểm: Ngoại ngữ là kỹ năng thiết yếu các bạn sinh viên cần phải trang bị khi muốn tìm một công việc tốt. Theo chị, sinh viên FTU có lợi thế là vốn ngoại ngữ. Khi còn đang đi học hay sau này đã ra trường,nếu có thể, các bạn hãy luôn tìm cơ hội để trau dồi, nâng cao vốn ngoại ngữ. “Khả năng chuyên môn sau này học được dễ lắm. Chỉ cần 1,2 khóa học ngắn hạn là các em đã có đủ kiến thức về marketing, quản trị,… Nhưng ngoại ngữ chẳng thể tốt lên chỉ trong một thời gian ngắn. Khả năng ngoại ngữ đòi hỏi một quá trình và nền tảng vững chắc.” – Anh Thuận Đoàn cũng thẳng thắn chia sẻ.

Ra khơi cùng các hoa tiêu “khủng”

Được hỏi về công thức vận hành cuộc sống, anh Thuận Đoàn đã nhiệt tình chia sẻ về nguyên tắc ABC của mình.

  • A là Aim, là làmviệc gì cũng phải có mục đích. Với anh Thuận, mọi công việc nên xuất phát từđam mê, phải làm những cái xã hội cần và những điều đó phải tạo giá trị cho bảnthân.
  • B là Background:mỗi người đều có một chữ B và mình phải biết cách khai thác chữ B này.
  • C làCompetency/Capility: khám phá khả năng và tìm ra giới hạn của chính mình.

Với anh Nguyễn Mạnh Dũng, lời khuyên cho các bạn sinh viên trong cuộc sống là nên trung thực. Khi bạn bước chân vào môi trường mới, chưa có kinh nghiệm hay kỹ năng gì thì trung thực là điều cần thiết. Trung thực giúp bạn chấp nhận thất bại, nhìn nhận cái sai của cá nhân, từ đó hiểu được giá trị của những thất bại đó. Bên cạnh đó, anh cũng khuyến khích các bạn sinh viên hãy luôn chủ động. Phải luôn nghĩ mình sẽ làm được thì bạn sẽ tìm mọi cách để thực hiện, dù chưa chắc đã thành công. Nhưng ngay đến cả suy nghĩ bạn cũng không có thì bạn đã thất bại ngay từ đầu.

Các diễn giả chia sẻ đầy tâm huyết về công thức vận hành cuộc sống.
Các diễn giả chia sẻ đầy tâm huyết về công thức vận hành cuộc sống.

Chia sẻ về nguyên tắc để vận hành cuộc sống, chị Annie cũng đưa ra công thức MBA rất thú vị.

  • M là Motivation. Chị luôn có một quan niệm sống: “Ngày hôm nay tốt hơn hôm qua. Ngày mai tốt hơn hôm nay”. Bởi vậy chị không ngừng tự đặt câu hỏi Why để cải tiến và phát triển hơn nữa.
  • B là Bonus. Nghĩa là khi muốn làm điều gì đó, đừng lo sợ, dám thực hiện nó là bạn đã thành công một nửa rồi. Hãy luôn đặt challenge cho bản thân để không ngừng cố gắng và hoàn thiện mình mỗi ngày.
  • A là Aspiration/Ambitious. Với chữ A này, chị Trâm Anh muốn nhắn nhủ đến các bạn sinh viên rằng đừng bao giờ hài long với những gì mình đang có. Hãy luôn khát khao, mong muốn nhiều hơn thế.

Vươn ra biển lớn cùng “cá mập”

Sau phần talkshow, các bạn sinh viên tiếp tục được trực tiếp giao lưu với các diễn giả.Tại đây các bạn sẽ chia sẻ câu chuyện của chính mình và tìm kiếm lời khuyên từ 3 vị diễn giả.

Ngân Giang

Ảnh: 5S Consulting & Media

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.